Lành tính, không quá nguy hiểm, thế nhưng bị mụn cóc ở tay lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì gây đau nhức và mất thẩm mỹ. Vậy, làm sao để phòng tránh mụn cóc ở tay hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.
Những điều cần biết về mụn cóc ở tay
Nội Dung Bài Đọc
Mụn cóc ở tay là những khối u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi do virus Human Papilloma Virus (HPV) tuýp 2 và tuýp 4 gây ra. Chúng thường xuất hiện ở mu bàn tay và các ngón tay khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu và tự ti trong giao tiếp.
Bệnh mụn cóc có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn người lớn, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để có thể chống lại nhiều chủng virus gây bệnh.
Bên cạnh đó, phụ nữ làm móng, cắt khóe móng tay, móng chân cũng là nguyên nhân gây mụn cóc. Ngoài ra, những người bị suy giảm hệ miễn dịch như khi nhiễm HIV/AIDs, bị ung thư máu hay lymphoma cũng là đối tượng rất dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi.

Mụn cóc ở tay và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả
Bị mụn cóc ở tay rất dễ lây lan
Mụn cóc ở tay nói riêng và các loại mụn cóc khác nói chung đều có thể lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể, mụn cóc lây lan một cách nhanh chóng và ngày một nhiều hơn. Từ vài mụn cóc lớn ban đầu, hay còn gọi là “mụn cóc mẹ”, chúng lây lan sang những vùng da lân cận hoặc những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm, cào, gãi, và tạo ra nhiều “mụn cóc con” nhỏ li ti. Những nốt mụn con này sẽ nhanh chóng phát triển rồi tiếp tục lây lan theo cấp số nhân.
Không những thế, mụn cóc cũng có thể lây sang cho người khác qua việc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, giày dép, quần áo,… Thông thường phải mất 2 – 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì chúng ta mới biết có bị lây hay không.
Một số trường hợp bị mụn cóc ở tay có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, lây lan và phát triển trong thời gian dài. Do đó,người bệnh cần phải biết cách điều trị và phòng tránh đểbảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Cách phòng tránh khi bị mụn cóc ở tay hiệu quả
Mụn cóc ở tay sẽ dễ dàng tìm đến bạn bất cứ lúc nào, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Do vậy, cả người bị mụn cóc ở tay hoặc chưa bị cũng cần phải trang bị những kiến thức về cách phòng tránh để bảo vệ bản thân mình.
Dưới đây là một số cách phòng bệnh hiệu quả:
– Tuyệt đối không được chạm hay sờ vào mụn cóc của người khác
– Không được dùng chung khăn tắm hay các vật dụng cá nhân của những người bị mụn cóc như quần áo, giày dép, tất, đế lót giày,..
– Người bị bệnh không được gãi mụn cóc,như vậy sẽ tạo cơ hội để lây lan sang khu vực khác.
– Mang dép khi ra vào phòng tắm hoặc khi đến hồ bơi công cộng
– Che mụn cóc bằng một miếng băng gạc chống nước nếu bạn muốn đi bơi
– Không sử dụng chung dụng cụ cắt móng tay ở ngón có mụn cóc & các ngón khác.
– Tuyệt đối không cắn móng tay ở những chỗ có mụn cóc vì chúng có thể lây sang miệng của bạn
– Giữ cho đôi bàn tay luôn khô ráo, sạch sẽ
– Bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con, không để trẻ dơ bẩn hay tiếp xúc với đất cát, nên tập cho con thói quen đi dép mỗi khi ra ngoài.
Hiểu rõ nguyên nhân bị mụn cóc ở tay, hay mụn cóc ở chân và thực hiện theo các phương pháp phòng chống là cách tốt nhất để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và tránh lây lan cho người khác.Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!